Để thang máy vận hành ổn định, êm ái, an toàn và bền bỉ thì cần phải bảo trì thang máy định kỳ và đúng quy trình kỹ thuật, công việc thường được các đơn vị cung cấp thang máy thực hiện nhưng hiện nay có rất nhiều đơn vị thang máy không đủ năng lực nên khi bàn giao, lắp đặt thang máy cho khách hàng họ thường hợp đồng với bên thứ 3 làm dịch vụ bảo trì.
Điều này vô tình đã làm cho sự tin tưởng của khách hàng bị ảnh hưởng về sự an toàn của thang máy và uy tín của các công ty thang máy. Vậy quy trình bảo trì thang máy như thế nào? Những chia sẽ dưới đây sẽ giải đáp cho quý khách hàng để mọi người nắm rõ quy trình bảo hành, bảo trì cũng như sữa chữa thang máy khi gặp sự cố.
QUY TRÌNH BẢO TRÌ THANG MÁY
KIỂM TRA CABIN THANG MÁY
- Tủ đầu car (bộ VF cửa, relay, các đầu dây domino, chuông dừng tầng,…)
- Bộ sensor đếm tầng, puly truyền cap, hộp nhớt, quạt thông gió,…
- Sensor cửa, Gate cửa, động cơ cửa, dây cáp cửa,..
- Các bánh xe cửa, đầu nối cáp, dây cáp, rail cửa cabin, các boulon định vị,…
- Hệ thống đèn chiếu sáng, photocell thanh, đèn hiển thị, chiều lên xuống, nút nhấn,..
Kiểm tra độ lắc cabin, Shoe cabin (đối trọng), thắng cơ, SOS, switch OVL,… - Vệ sinh sàn cabin, sill cabin, sill tầng, nóc cabin,…
KIỂM TRA HỆ THỐNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH
- Kiểm tra các hộp giới hạn, khoảng cách tác động, các đầu dây.
- Kiểm tra các tiếp điểm cửa tầng, khóa doorlock, guốc cửa, dây cáp cửa,…
- Kiểm tra dây cờ, lá cờ, nam châm (sensor từ), công tắc Estop PIT hố,…
- Kiểm tra độ khô thoáng PIT.
Việc bảo trì thang máy định kỳ thường xuyên giúp phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra đặc biệt là một thiết bị vốn có độ an toàn cao như thang máy càng làm cho nhiều người chủ quan về vấn đề bảo trì thang máy hàng duy trì độ bền bỉ và an toàn để phục vụ tốt cho nhu cầu của con người.